Chiêm tinh Kiến thức Chiêm tinh - Bài dài kỳ

  • Thread starter Thread starter Dê Silicon
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Trả lời Trả lời 2
  • Lượt xem Lượt xem 106

Dê Silicon

Cột sống rất thảnh thơi | ω ✧) ノ
Thành viên BQT
09/04/2025
97
89
18
Kien-thuc-chiem-tinh.webp
Chiêm tinh học là một hệ thống huyền học lâu đời, bắt nguồn từ khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, nhằm dự đoán các sự kiện tương lai thông qua việc quan sát chuyển động và vị trí của các thiên thể. Có sự gắn bó mật thiết với các lĩnh vực như thiên văn học, y học và triết học, chiêm tinh học đã phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội ở nhiều nền văn hóa như Ấn Độ, Trung Hoa, Maya và đặc biệt là phương Tây. Dù bị xem là ngụy khoa học trong thời hiện đại, nhưng chiêm tinh học vẫn tồn tại mạnh mẽ trong đời sống tinh thần đương đại - từ các chuyên mục tử vi trên báo chí, đến niềm tin cá nhân, thậm chí ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, tình cảm và lựa chọn nghề nghiệp của nhiều người trên toàn thế giới.

Vậy đâu là tiền đề để hình thành nên các lý luận, điều kiện phát triển của Chiêm tinh học? Chiêm tinh học và Thiên văn học có phải là một phạm trù? Vì sao nói Chiêm tinh học là bộ môn đòi hỏi sự uyên bác, thông thạo từ trí tuệ? Liệu các thay đổi trong quá trình phát triển và thay đổi nhận thức của hệ thống Chiêm tinh đã có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả dự đoán?…

Để thuận tiện cho việc khám phá, giải đáp, nghiên cứu sâu về Chiêm tinh học cũng như tìm hiểu về những nhà bác học nổi tiếng trong lĩnh vực Chiêm tinh học và Thiên văn học - Diễn dàn MN12CS giới thiệu đến bạn đọc Bài viết dài kỳ "Kiến thức Chiêm tinh".

Rất mong sự đón nhận của các bạn!!!
-----*****-----
Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3 - Kỳ 4 - Kỳ 5
 
Sửa lần cuối:
Kỳ 1: Chiêm tinh học, Thuật chiêm tinh học và Thuật chiêm tinh

I. Thuật ngữ
  • Chiêm tinh học đề cập đến một lĩnh vực có có cấu trúc, có hệ thống và được xem là một ngành nghiên cứu hệ thống lý thuyết, nguyên lý và kỹ thuật của chiêm tinh.
  • Thuật chiêm tinh học là phần kỹ thuật, nghệ thuật ứng dụng và thực hành trong phạm vi chiêm tinh học.
  • Thuật chiêm tinh (gọi tắt: chiêm tinh) là các hành động hoặc hoạt động cụ thể như là xem xét, tính toán chuyển động của các vì sao, hành tinh, cung hoàng đạo và các thiên thể liên quan…thông qua những hoạt động đó để dự đoán vận mệnh, tương lai. Không mang tính học thuật và được sử dụng trong thường ngày.
Kết luận: Thuật chiêm tinh, Thuật chiêm tinh học và Chiêm tinh học là ba thuật ngữ không đồng nghĩa nhưng lại có liên quan đến nhau. Có thể nói Chiêm tinh học là hệ thống nguyên lý lý thuyết, còn Thuật chiêm tinh học là phương pháp, kỹ năng vận dụng lý thuyết chiêm tinh học, và Thuật chiêm tinh là hành động thực hành các nguyên lý lý thuyết đó.
planets and astro.webp
Các hành tinh và Chiêm tinh học
II. Chiêm tinh học
2.1 Khái niệm


Chiêm tinh học là một hệ thống huyền học (hay ngụy khoa học) nhằm dự đoán vận mệnh và sự kiện trần thế thông qua việc nghiên cứu chuyển động và vị trí các thiên thể.

2.2 Lịch sử phát triển
  • Chiêm tinh học có nguồn gốc từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN tại Lưỡng Hà - ban đầu liên quan đến việc theo dõi mùa vụ bằng hệ thống lịch và hiện tượng thiên văn - và được coi là niềm tin về sự giao tiếp với thần linh. Ở Ấn Độ, văn bản Vedāṅga Jyotiṣa được xem là tài liệu sớm nhất về chiêm tinh học Hindu. Tại Trung Quốc, chiêm tinh học có hệ thống từ thời nhà Chu. Khi Hy Lạp hóa, chiêm tinh học được kết hợp với thuật chiêm tinh Ai Cập, hình thành hệ thống horoscope. Nhờ các cuộc chinh phạt của Alexandros Đại đế, chiêm tinh học lan rộng đến Hy Lạp và La Mã, nơi nó gắn với “trí tuệ người Chaldea”.
  • Sau thế kỷ 7, các học giả Hồi giáo tiếp tục phát triển chiêm tinh học, dịch văn bản Hy Lạp sang tiếng Ả Rập và Ba Tư. Đến thế kỷ 12, các bản dịch này lan sang châu Âu và ảnh hưởng đến nhiều nhà thiên văn học lớn như Tycho Brahe, Kepler, Galileo. Chiêm tinh học cũng xuất hiện trong văn học của các tác giả như Dante, Chaucer, Shakespeare.
  • Đến thế kỷ 17, cuộc cách mạng khoa học bùng nổ, nhiều phát hiện khoa học quan trọng đã làm lung lay nền tảng của chiêm tinh học. Chiêm tinh học mất đi vị thế khoa học, bị xem là phi lý trong bối cảnh tư duy khoa học hiện đại đang lên ngôi.
  • Và ở thế kỷ 19, khi phương pháp khoa học trở nên thống trị, chiêm tinh học bị giới học thuật loại bỏ do thiếu bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm. Niềm tin vào chiêm tinh học suy giảm cho đến khi nó được phổ biến trở lại vào thập niên 1960.
2.3 Đặc điểm phát triển từng thời kỳ
Thời kỳ
Đặc điểm
Cổ đại- Dự đoán sự chuyển mùa bằng cách tham khảo chu kỳ thiên văn, là từ những dấu tích trên xương và vách hang động, ghi nhận chu kỳ Mặt Trăng từ 25.000 năm trước. Bước đầu của việc hướng tới ghi chép lại ảnh hưởng của Mặt Trăng đến thủy triều và sông ngòi, đồng thời hướng tới việc soạn ra lịch chung.
- Đến thiên niên kỷ 3 TCN, các nền văn minh cổ đại như Babylon đã có hiểu biết phức tạp về chu kỳ thiên thể, dùng để định hướng xây dựng đền đài và dự báo hiện tượng tự nhiên.
- Chiêm tinh học Babylon là một trong những hệ thống lâu đời nhất, với các văn bản như phiến đá Sao Kim của Ammisaduqa (khoảng 1700 TCN) và ghi chép từ thời Gudea xứ Lagash (khoảng 2144–2124 TCN) về việc sử dụng thuật chiêm tinh sự kiện từ thời xa xưa mô tả cách mà các vị thần tiết lộ cho Gudea trong một giấc mơ biết về những chòm sao nào sẽ thuận lợi nhất cho việc xây dựng ngôi đền theo ước định. Và người Babylon xem các sự kiện thiên văn là dấu hiệu dự báo tương lai, chứ không đơn thuần là hiện tượng tự nhiên.
- Ở Trung Hoa, hệ thống chiêm tinh ra đời từ thời nhà Chu và phát triển mạnh dưới thời Hán, kết hợp chặt chẽ với triết lý Âm-Dương, ngũ hành, thiên – địa – nhân, y học, bói toán và luyện đan trong văn hóa truyền thống.
Ai Cập thời kỳ Hy Lạp hóa- Sau khi Ai Cập bị Alexandros Đại Đế chiếm vào năm 332 TC, chiêm tinh học Babylon kết hợp với thuật chiêm tinh Decan bản địa của Ai Cập đã hình thành nên thuật chiêm tinh horoscope – nền tảng của chiêm tinh học phương Tây. Bao gồm: Cách chia đai hoàng đạo thành 36 decan (mỗi decan dài 10°); ảnh hưởng của nhật thực, các vị thần hành tinh Hy Lạp, các nguyên tố,; và dự đoán vị trí hành tinh dựa trên sự mọc lên của các decan, đặc biệt là sao Sothis.
- Nhà bác học Ptolemaeus (Ptolemy), đã tổng hợp kiến thức này trong tác phẩmTetrarábiblos, được xem là nền tảng lý thuyết của chiêm tinh học phương Tây.
Hy Lạp và La Mã- Alexandros Đại Đế truyền bá ý tưởng chiêm tinh từ Syria, Babylon, Ba Tư và Trung Á vào Hy Lạp.
- Khoảng năm 280 TCN, chiêm tinh Babylon được giảng dạy tại Hy Lạp. Đến thế kỷ 1 TCN, có hai dạng chiêm tinh: một dựa trên horoscope để mô tả quá khứ, hiện tại, tương lai; dạng còn lại là Theurgy, tập trung vào việc linh hồn gắn kết với các vì sao.
- Tại La Mã, chiêm tinh học lần đầu được nhắc đến bởi Cato. Nhưng Thrasyllus, một nhà chiêm tinh nổi bật, đã đem hệ thống chiêm tinh Hermes đến La Mã và trở thành nhà chiêm tinh của hoàng đế Tiberius – vị hoàng đế đầu tiên có chiêm tinh gia riêng. Củng cố quyền lực từ chiêm tinh.
Trung cổ- Chiêm tinh học tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở cả thế giới Hồi giáo và châu Âu, với vai trò là một phần quan trọng trong tri thức bác học thời đó.
Hindu (Ấn Độ) Sơ kỳ Trung cổ- Trải dài từ thế kỷ 5 - thế kỷ 12 chiêm tinh Ấn Độ, gọi là Jyotiṣa – một nhánh trong Vedāṅga (lục môn phụ trợ của Kinh Vệ Đà) phát triển rực rỡ.
- Vào thế kỷ 7 - đầu thế kỷ 8, chiêm tinh Ấn Độ cổ điển được biết đến thông qua những văn bản chiêm tinh : Brihat Parashara Hora Shastra, Saravali.
- Giai đoạn này đánh dấu sự chuẩn hóa lý thuyết chiêm tinh, kết hợp yếu tố bản địa với ảnh hưởng từ chiêm tinh Hy Lạp và Babylon.
Hồi Giáo- Vào thế kỷ 7 - thế kỷ 8 khi người Ả Rập chiếm được thành phố Alexandria lập ra nhà Abbas và bắt đầu nghiên cứu chiêm tinh.
- Bagdad khi ấy được xây dựng như một trung tâm học thuật, có một thư viện dịch thuật nghiên cứu và dịch các văn bản tiếng Ả Rập - Ba Tư từ thời kỳ Hy Lạp hóa, góp phần duy trì và phát triển hệ thống chiêm tinh học.
Châu Âu- Cuốn sách về chiêm tinh học đầu tiên xuất bản tại châu Âu là Liber Planetis et Mundi Climatibus, theo sau là tác phẩm Tetrarábiblos (thế kỷ 2).
- hệ thống chiêm tinh chia đường mão dậu thành từng “nhà”, mỗi "nhà" đều có độ dài cung tròn là 30° được hình thành, chỉ là hệ thống này đã được phương đông sử dụng từ trước.
Phục Hưng và Cận đại- Được dùng phổ biến để chọn thời điểm gieo trồng, mục đích y học.
- Là động lực để thúc đẩy những tiến bộ của thiên văn học.
- Bộ dụng cụ bằng giấy sử dụng các lớp phủ quay vòng để giúp học trò tìm ra mối quan hệ giữa các ngôi sao hoặc chòm sao cố định, thiên đỉnh (midheaven) của đường hoàng đạo, và 12 "nhà" trong chiêm tinh. Cũng như minh họa các mối quan hệ được cho là giữa các cung hoàng đạo, các hành tinh, và những bộ phận trên cơ thể con người được tin là do hành tinh và cung hoàng đạo chi phối được tạo bởi nhà toán học và bác sĩ người Anh - Thomas Hood
Khai sáng và sau này- Phong trào duy lý từ thế kỷ 17, hay còn gọi là thời kỳ Khai sáng đã loại bỏ, châm biếm, chế giễu chiêm tinh học vì cho rằng đó là mê tín, là trò chơi trẻ con.
- Nhưng đến thế kỷ 19, chiêm tinh học lại có dấu hiệu phổ biến trở lại, góp phần quan trọng cho sự hồi sinh của thuyết duy linh và trào lưu triết học của New Age sau này.
- Đầu thế kỷ 20, một số khái niệm liên quan đến chiêm tinh học dẫn được phát triển đến sự vượt bậc tiến bộ của thuật chiêm tinh tâm lý bởi nhà tâm thần học Carl Jung.
  • Có những tranh cãi qua từng thời kỳ phát triển của chiêm tinh học như Cicero, Carneades, Sextus phản bác chiêm tinh phủ nhận số phận, nghi ngờ ảnh hưởng vì sao, phản bác logic sinh đôi. Hay là Oresme, Pignon bác bỏ chiêm tinh vì phủ nhận tự do ý chí. Nhưng chung quy lại dù bị bác bỏ, bị xem là phi khoa học thì chiêm tinh học vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Không phải vì chứng minh được tính đúng sai một cách tuyệt đối, mà bởi vì còn đáp ứng được những nhu cầu sâu xa về ý nghĩa, bản sắc và vẫn đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, như một nghi thức xã hội và văn hóa, giúp con người kết nối với cộng đồng, lịch sử, và cảm giác thuộc về một trật tự lớn lao hơn.
2.4 Nguyên tắc và thực hành
Đặc điểmPhương TâyHindu (Ấn Độ)Trung Hoa
Nguyên lý chínhDựa trên vị trí của các thiên thể tại một thời điểm cụ thể (thường là lúc sinh).Kết hợp giữa hệ thống Hy Lạp hóa và tri thức bản địa Vedanga JyotishaGắn chặt với triết học Đông phương - âm dương, ngũ hành, thiên can địa chi.
Hệ tọa độHoàng đạo chí tuyếnHoàng đạo cố địnhÂm lịch, ngũ hành, can chi
Công cụ chínhBiểu đồ sinhJanma Kundali12 con giáp, tử vi đẩu số
Thành phần12 cung, 12 nhà, hành tinhCung, nhà, nakshatra, dashaCan chi, ngũ hành, giờ sinh
Cơ sở dự đoánGóc chiếu và vị trí thiên thểVị trí cung sao và dashaÂm dương ngũ hành, chu kỳ
Liên hệ triết họcHermes, Plato, huyền họcVệ Đà, nghiệp, luân hồiÂm dương, tam tài, phong thủy
Ứng dụngCả dự đoán cá nhân (tính cách, vận mệnh) lẫn trong hệ tư tưởng huyền bí phương Tây (Hermeticism, Tarot, Wicca…).Chủ yếu trong hôn nhân, công việc, sức khỏe, nghiệp quả và quyết định thời điểm lành (muhurat).Trong tử vi đẩu số, tử bình (tứ trụ), chọn ngày tốt, và xem vận mệnh tổng thể theo năm

2.5 Phân tích khoa học và chỉ trích
Tiêu chí
Đáp ứng của chiêm tinh học
Khả năng kiểm chứng khoa học
Cơ chế vật lý hợp lý
Kết quả thực nghiệm ổn định
Tiến bộ lý thuyết
Nhất quán nội bộ
Tránh thiên kiến nhận thức
Không rõ ràng, khó phản nghiệm
Không có hoặc bị bác bỏ
Không khác biệt đáng kể so với may rủi
Không thay đổi đáng kể trong hàng thế kỷ
Mâu thuẫn trong hệ thống cung và chòm sao
Bị chi phối mạnh

2.6 Tác động ảnh hưởng
Chính trị – xã hội
Văn học
Âm nhạc
- Phương Tây: Tham khảo chuyên sâu, xem lá số, thuộc nhóm trẻ, tìm kiếm cộng đồng gắn bó. Thực hành nghiêm túc, xem chiêm tinh là một thế giới quan thiêng liêng. Niềm tin của hiện đại.
- Ấn Độ: một phần của văn hóa Vệ Đà, có vai trò thiết yếu trong hôn nhân, nghề nghiệp, và các quyết định xã hội.Chính phủ từng tài trợ nghiên cứu và cho phép giảng dạy chiêm tinh Vệ Đà tại các đại học. Năm 2011 công nhận tính hợp pháp của chiêm tinh tại Ấn Độ
- Nhật Bản: Quan niệm rằng phụ nữ sinh vào năm “Bính Ngọ” sẽ “mang vận rủi” đến cha hoặc chồng.
- Anh Quốc thời Trung cổ – Phục Hưng: Dùng chiêm tinh học như hình ảnh nghệ thuật, nhân quả, biểu tượng phổ thông trong kịch và thơ ca và cài cắm chiêm tinh vào gần như toàn bộ vở kịch, phản ánh sự quen thuộc của khán giả như biểu tượng hoặc cơ chế nhân quả. Cũng như Châm biếm, phản tư về chiêm tinh, xem con người quan trọng hơn sao trời-The Planets dựa trên các biểu tượng chiêm tinh của những hành tinh. Từ một hành tinh khác nhau, dù cho các phần không xếp theo trật tự những hành tinh từ Mặt Trời
- Trong văn học hiện đại chiêm tinh được thừa nhận trong tác phẩm Sexual Personae của Camille Paglia. Hoặc trở thành nền tảng trong tiểu thuyết The Luminaries của Eleanor Catton

Tóm lại: Chiêm tin học là toàn bộ hệ thống niềm tin cổ xưa cho rằng vị trí và chuyển động của các thiên thể (như Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh và chòm sao) có ảnh hưởng đến tính cách, số phận và các sự kiện trong đời sống con người. Chiêm tinh học là sự giao thoa giữa niềm tin cổ xưa, tâm linh cá nhân, văn hóa đại chúng và biểu tượng nghệ thuật - dù không được khoa học thừa nhận, nhưng vẫn giữ vai trò đặc biệt trong lịch sử và đời sống con người.
Astrological Chart.webp
Biểu đồ Chiêm tinh
III. Thuật chiêm tinh học
3.1 Khái niệm


Thuật chiêm tinh học là tập hợp các nguyên lý, kỹ thuật và phương pháp dùng để phân tích ảnh hưởng của các thiên thể (như Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh và các chòm sao) lên con người và thế giới trần thế. Đây là trung tâm lý thuyết và thực hành của chiêm tinh học dưới góc nhìn huyền học, được vận dụng để giải đoán vận mệnh, tính cách, sự kiện hoặc tìm thời điểm phù hợp cho các hoạt động cụ thể.

3.2 Các yếu tố cốt lõi
Thiên thể (Graha / Planets)12 Cung hoàng đạo (Zodiac signs)12 Nhà (Houses)Các góc chiếu (Aspects)
- Gồm Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh cổ điển (Sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ), và trong một số hệ thống còn có Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương.
- Trong chiêm tinh Hindu, thêm Rahu và Ketu (hai điểm nút Mặt Trăng).
- Mỗi cung đại diện cho một kiểu tính cách, một lĩnh vực cuộc sống, và là "nơi" các hành tinh biểu hiện năng lượng.- Mỗi "nhà" biểu thị một khía cạnh của cuộc sống: bản thân, tài sản, gia đình, hôn nhân, nghề nghiệp...- Là mối quan hệ hình học giữa các hành tinh, cho biết cách chúng tương tác (hài hòa hoặc xung đột).

3.3 Công cụ chính – Lá số chiêm tinh (Horoscope / Birth chart)
  • Dựa trên ngày, giờ và địa điểm sinh, lá số mô tả vị trí chính xác của các hành tinh trong cung và nhà tại thời điểm đó.
  • Lập bản đồ nền tảng để giải đoán tính cách, xu hướng sự kiện, sức khỏe, sự nghiệp, tình duyên...
3.4 Cơ sở lý thuyết – Vì sao chiêm tinh lại “hoạt động”?
Dù không được khoa học hiện đại công nhận, thuật chiêm tinh học dựa trên quan niệm truyền thống rằng:
  • Con người là tiểu vũ trụ (microcosm) phản ánh vũ trụ lớn (macrocosm).
  • Các thiên thể không chỉ là vật thể vật lý mà còn mang năng lượng biểu tượng và tâm linh.
  • Mối quan hệ đồng bộ (synchronicity) giữa thời điểm - vị trí - sự kiện - ý nghĩa là nền tảng huyền học.
3.5 Các nhánh của thuật chiêm tinh học

Tên nhánh
Nội dung chính
Chiêm tinh cá nhân (Natal astrology)
Chiêm tinh thời điểm (Electional astrology)
Chiêm tinh chiêm nghiệm (Horary astrology)
Chiêm tinh thế giới (Mundane astrology)
Chiêm tinh y học (Medical astrology)
Giải đoán vận mệnh cá nhân qua lá số sinh.
Chọn thời điểm tốt lành để làm việc trọng đại.
Trả lời câu hỏi cụ thể bằng cách lập lá số cho thời điểm đặt câu hỏi.
Dự đoán sự kiện lịch sử, chính trị, khí hậu, kinh tế.
Phân tích ảnh hưởng thiên thể đến sức khỏe và bệnh tật.


Tóm lại: Thuật chiêm tinh học là xương sống của toàn bộ hệ thống chiêm tinh, kết hợp thiên văn học cổ truyền, biểu tượng học, và trực giác huyền học để giải mã con người và thế giới.
Extended Chart.webp
Biểu đồ mở rộng
IV. Thuật chiêm tinh
4.1 Khái niệm

Thuật chiêm tinh là nghệ thuật sử dụng các phương pháp yếu tố thiên văn (như vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh và chòm sao) để giải đoán vận mệnh, phân tích tính cách, dự đoán tương lai, hoặc chọn thời điểm cát lợi cho các hoạt động trong đời sống con người. Đây là phần thực hành của chiêm tinh học - tức phần “thuật” trong hệ thống “khoa - thuật” truyền thống phương Đông và phương Tây.

2.2 Các nội dung chính
Quan sát và lập bản đồ thiên thểPhân tích các yếu tố chínhỨng dụng thực tiễnHệ thống thuật chiêm tinh theo trường phái
- Dựa trên thời điểm và vị trí cụ thể (thường là lúc sinh), lập ra lá số chiêm tinh – một bản đồ vị trí các hành tinh trong 12 cung hoàng đạo và 12 nhà.
- Từ đó phân tích ảnh hưởng của các thiên thể đến từng khía cạnh trong đời sống.
- Cung hoàng đạo (Zodiac signs): cho biết tính cách và xu hướng hành vi.
- Hành tinh (Planets/Graha): đại diện cho các nguồn năng lượng (như lý trí, cảm xúc, hành động, tham vọng...).
- Nhà (Houses): phản ánh các lĩnh vực cuộc sống (sự nghiệp, tình cảm, gia đình...).
- Góc chiếu (Aspects): thể hiện mối quan hệ giữa các hành tinh (hài hòa hay xung đột).
- Chuyển động (Transits): dùng để dự đoán các thay đổi theo thời gian.
- Chiêm tinh cá nhân: phân tích bản thân, thiên hướng nghề nghiệp, tình duyên, sức khỏe
- Chiêm tinh sự kiện: chọn ngày giờ tốt (động thổ, cưới hỏi, khai trương...).
- Chiêm tinh chiêm nghiệm (Horary): trả lời câu hỏi cụ thể bằng lá số của thời điểm hỏi.
- Chiêm tinh thế giới: dự đoán vận mệnh quốc gia, biến động chính trị – kinh tế.
- Chiêm tinh phương Tây: Dùng lá số theo hệ thống 12 cung hoàng đạo, tropical zodiac. Dựa vào ngày – giờ – nơi sinh.
- Chiêm tinh Ấn Độ (Jyotisha): Dùng sidereal zodiac. Mạnh về dự đoán (daśā, transit). Phân tích cả nghiệp lực và chu kỳ tái sinh.
- Chiêm tinh Trung Hoa: Dựa trên hệ can chi, tứ trụ (bát tự), kết hợp âm dương ngũ hành, lịch mặt trăng (âm lịch).

Tóm lại: Thuật chiêm tinh là nghệ thuật ứng dụng chiêm tinh học để giải đoán cuộc sống và tương lai thông qua biểu đồ vị trí các thiên thể. Được sử dụng rộng rãi trong nhiều nền văn hóa như một công cụ tâm linh, định hướng và dự đoán.

V. So sánh tóm tắt
Thuật ngữPhạm vi bao quátNội dung chínhVí dụ
Chiêm tinh họcToàn bộ lĩnh vực nghiên cứu và hệ thống kiến thức về ảnh hưởng của các thiên thể. Ngành học rộng, giống như một môn khoa học hay hệ thống tri thức cổ truyềnBao gồm lý thuyết, lịch sử, triết lý, nguyên tắc, thuật toán, cách tính toán, biểu tượng học...Nghiên cứu về cung hoàng đạo, nhà chiêm tinh, các loại lá số, truyền thống chiêm tinh của các nền văn hóa khác nhau.
Thuật chiêm tinh họcLà phần kỹ thuật, nghệ thuật ứng dụng và thực hành trong phạm vi chiêm tinh học. Có thể hiểu là “kỹ năng thực hành trong ngành chiêm tinh học.”Bao gồm các phương pháp, thủ thuật, kỹ năng vận dụng lý thuyết chiêm tinh học để lập và giải đoán lá số, dự đoán sự kiện, phân tích tính cách, chọn thời điểm tốt xấu.Cách tính cung Mặt Trời, phân tích các khía cạnh giữa hành tinh, luận giải các nhà trong lá số.
Thuật chiêm tinhLà tập trung hơn vào phần “nghệ thuật” hoặc “thủ thuật” thực hành trong chiêm tinh học. Có thể xem là phần kỹ thuật, bí kíp cụ thể dùng trong thuật chiêm tinh học.Các hành động thực hành phương pháp, quy tắc, bí quyết cụ thể để dự đoán, bói toán, chọn thời điểm…Thuật lập lá số, thuật chọn giờ hoàng đạo, thuật xem sao hạn.

Source: Tổng hợp
P.S: MN12CS
 
Sửa lần cuối:
Kỳ 2: Thiên văn học và Chiêm tinh học

Johannes_Vermeer - nha thien van.webp
Tác phẩm Nhà Thiên văn của Johannes Vermeer
I. Thuật ngữ
  • Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ như hành tinh, sao, thiên hà,…dựa trên sự quan sát, đo đạc và phân tích khoa học.
  • Chiêm tinh học là hệ thống huyền học, ngụy khoa học dựa vào vị trí của các thiên thể trong vũ trụ để dự đoán tính cách và tương lai của con người.
Kết luận: Thiên văn học là khoa học, còn chiêm tinh học là niềm tin mang tính huyền học. Dù có cùng nguồn gốc lịch sử, nhưng thiên văn học phát triển theo con đường khoa học, còn chiêm tinh học thiên về văn hóa, tâm linh và giải trí.

II. Thiên văn học
2.1 Khái niệm


Thiên văn học hay còn gọi là Vũ trụ học là ngành khoa học nghiên cứu về các thiên thể và hiện tượng xảy ra bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất. Đây là một trong những khoa học cổ xưa nhất của loài người, xuất phát từ nhu cầu quan sát bầu trời để xác định thời gian, phương hướng và các hiện tượng tự nhiên.
ban do bau troi the ky 17-Frederik de Wit.webp
Một bản đồ bầu trời từ thế kỷ XVII của nhà bản đồ Frederik de Wit.
2.2 Lịch sử phát triển
Thời kỳ
Đặc điểm
Tiền sử
- Người xưa quan sát chuyển động lặp đi lặp lại của Mặt TRời và Mặt Trăng rên bầu trời đêm để nhận biết các thời điểm chuyển mùa.
- Khoảng 8.000-12.000 năm trước, người tiền sử bắt đầu quan sát những ngôi sao sáng trong chòm sao Đại Hùng (ngày nay).
- Từ cuối Đồ đá (khoảng thiên niên kỷ 4–3 TCN), nhân loại đã xây dựng các đài quan sát như Stonehenge (Anh), Newgrange (Ireland) để theo dõi chu kỳ thiên văn phục vụ nông vụ và nghi lễ.
Ai Cập cổ
- Quan niệm của người Ai Cập về vũ trụ đa thần giáo.
- Lịch Ai Cập cổ đại lấy ngày bắt đầu của năm là ngày đầu của tuần trăng non sau khi sao Thiên Lang mọc trở lại. Ngoài ra, còn có "lịch lược đồ", cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày và cuối năm thêm năm ngày nữa.
- Người Ai Cập đã sáng chế ra đồng hồ Mặt Trời, đồng thời cũng đã cống hiến cho nhân loại ý tưởng xác định một giờ bằng 1/24 độ dài của một ngày đêm, thống nhất cho mọi mùa trong năm.
Lưỡng Hà cổ
- Đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN - biết được sao Hôm và sao Mai là một.
- Vào thiên niên kỷ thứ 2 TCN ở Babylon cổ, thiên văn học đạt được thành tựu vượt bậc và quan trọng:
+ Đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN họ đã nhận biết được 5 hành tinh của hệ Mặt Trời và đường dịch chuyển của chúng , phân biệt được 12 chòm sao trên hoàng đạo, nghiên cứu sao chổi, tính Nhật - Nguyệt thực và đặt ra Âm lịch (Lịch Mặt Trăng).
+ Đến cuối Thiên niên kỷ thứ 2 TCN họ đã liệt kê danh mục các chòm sao, ngày tháng chúng mọc lên, 18 chòm sao nằm trên đường đi của của Mặt Trăng (tiền thân của cung hoàng đạo.
+ Ngoài ra nó còn ghi lại lịch Mặt Trời và bằng xác định thời gian ban ngày theo cách đo đội dài bóng cọc tiêu.
- Tân Babylon, sự phát triển Toán học làm tăng độ chính xác trong việc tính toán chuyển động giữa Mặt Trăng và các hành tinh.
+ Phát triển khái niệm hoàng đạo.
+ Kết hợp sử dụnh lịch Mặt Trời và Mặt Trăng.
+ Tìm ra chu kỳ Saro - chu kỳ 18 năm của Nguyệt thực
- Đóng góp thành tựu quan trọng và to lớn đã trở thành tài sản chung cho lịch sử chung
Hy Lạp và La Mã cổ
- Kế thừa những thành tựu của thiên văn học Lưỡng Hà, làm tăng bước tiến trong việc phát triển lý thuyết và phương pháp tính toán và được người Ai Cập và Châu Âu sử dụng đến sau này.
- Thế kỷ thứ 6 TCN, mô hình vũ trụ theo “thuyết địa tâm” đầu tiên ra đời, lấy Trái Đất là trung tâm vũ trụ và các hành tinh xoay quanh nó
- Đến thế kỷ thứ 4 TCN, sự phát triển vượt bậc của thiên học:
+ xuất hiện khái niệm giả thuyết “hình cầu đồng tâm” - giải thuyết chuyển động các hành tinh
+ Áp dụng phương pháp đo góc để tính toán khoảng cách tương đối từ Trái Đất đến Mặt Trăng và Mặt Trời
+ Lần đầu tiên “thuyết Nhật tâm” được trình bày rõ ràng và có hệ thống, theo thuyết đó là Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh trục của nó và các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
+ Ý niệm “cấp sao biểu kiến”
+ Khám phá ra hiện tượng “Tuế sai” trong chuyển động của các hành tinh, tính toán độ dài của một năm, khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng với độ chính xác cao.…
- Thế kỷ thứ 2: Ptolemy tiếp tục phát triển mô hình thuyết địa tâm, sáng chế ra những dụng cụ đo góc để quan sát các vì sao và để lại công trình nghiên cứu đồ sộ về thiên văn học.
Trung Quốc cổ
- Ảnh hưởng bởi hệ tưởng Nho giáo và Phật Giáo
- Thời hồng hoang hình thành khái niệm Thái Cực từ Vô Cực.
- Vào thế kỷ 11 TCN:
+ Chia bầu trời vào hệ thống “Tam viên thập nhị bát tú”.
+ Sáng chế ra dụng cụ định vị sao - Hỗn Thiên Nghi, thiết lập nên hai danh mục sao đồ sộ là "Nghi tượng khảo thành" và "Nghi tượng khảo thành tục biên".
+ Phát minh về dụng cụ thiên văn như cọc tiêu Mặt Trời, la bàn, đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước,…
- Thành tựu quan trọng nhất của thiên văn học Trung Quốc thể hiện ở lĩnh vực soạn lịch.
Ấn Độ cổ
- Quan niệm rằng khởi thủy Vũ trụ là hỗn độn.
- Có những nghiên cứu về hiện tượng Thiên Thực, vị trí của các Hành tinh.
- Khẳng định rằng Trái Đất tự quay quanh trục của nó và chuyển động xung quanh Mặt Trời, đồng thời xác định độ dài của một năm Dương lịch là 365 ngày 6 giờ 12 phút và 30 giây, một giá trị rất sát với tính toán hiện nay.
Văn minh Trung Mỹ cổ
- Maya:
+ Có đài quan sát thiên văn, đó là những công trình bằng đá gọi là caracol.
+ Thành tựu đáng kể của họ là bộ lịch Maya.
- Aztec: Phát triển hai bộ lịch Xiuhpohualli và Tonalpohualli.
Trung cổ
- Hồi giáo: Nền thiên văn học Hồi giáo mang đậm khuynh hướng quan trắc, họ đã học được cách chế tạo Kính lục phân, kính tứ phân, cũng như phát triển Đĩa trắc cao thiên văn để quan sát bầu trời.
- Thời Phục hưng & Cách mạng Copernic:
+ Thiên văn học chuyển từ những mô hình thuần tuý toán học sang bản chất vật lý.
+ Đầu thế kỷ XVII - kính thiên văn học ra đời.
+ Cuối thế kỷ XVII hình thành định luật vạn vật hấp dẫn, chế tạo chiếc kính thiên văn phản xạ đầu tiên, phân tích ánh sáng thành một chuỗi các vạch quang phổ.
- Hoàn thiện mô hình Hệ Mặt Trời:
+ thiên văn học và vật lý học trở nên thống nhất với sự ra đời của môn Cơ học thiên thể.
+ lĩnh vực quan trắc, giai đoạn này cũng có những thành tựu nổi bật: tìm ra một hành tinh mới trong hệ Mặt Trời - Sao Thiên Vương, tìm ra khí quyển của Sao Kim, phát hiện hiện tượng tinh sai, …
+ Đầu thế kỷ 18, giả thuyết “Tinh vân” được đề xuất.
Hiện đại
- Thế kỷ 19 phát triển môn Vật lý thiên văn, ứng dụng phổ ký và nhiếp ảnh cho thiên văn học.
- Thế kỷ 20 thiên văn vô tuyến, thiên văn học ngoài quang phổ (tia X, hồng ngoại…) xuất hiện. Kính viễn vọng không gian Hubble đi vào hoạt động, mở ra kỷ nguyên quan sát không bị ảnh hưởng bởi khí quyển.
- Thiên văn học chia thành hai nhánh chính quan sát:
+ Thiên văn học quan sát: thu thập dữ liệu đa bức xạ.
+ Thiên văn học lý thuyết: xây dựng mô hình, lý thuyết giải thích qua tính toán và vật lý.

2.3 Các lĩnh vực trong thiên văn học

Lĩnh vực
Nội dung chính
Thiên văn học quan sát (Observational Astronomy):
Thu thập và phân tích dữ liệu từ các kính thiên văn và thiết bị quan sát khác.
Thiên văn học lý thuyết (Theoretical Astronomy):
Dùng toán học và mô hình vật lý để giải thích các hiện tượng vũ trụ.
Vũ trụ học (Cosmology):
Nghiên cứu nguồn gốc, cấu trúc, và sự tiến hóa của toàn bộ vũ trụ.
Thiên văn học hành tinh (Planetary Astronomy):
Tập trung vào nghiên cứu các hành tinh, cả trong Hệ Mặt Trời và ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh).

2.4 Vai trò
  • Giúp con người hiểu rõ hơn về vị trí của Trái Đất trong vũ trụ.
  • Cung cấp kiến thức nền tảng cho các ngành như vật lý, hàng không – vũ trụ, công nghệ vệ tinh.
  • Góp phần vào khám phá sự sống ngoài Trái Đất và nguồn gốc của chính loài người.
Richard_of_Wallingfor do dac equatorium.webp
Nhà thiên văn - Nhà chiêm tinh Richard of Wallingford đang đo đạc equatorium
III. Khác biệt phạm trù

Chiêm tinh học và Thiên văn học là hai phạm trù khác nhau: Thiên văn học là khoa học thực chứng, còn chiêm tinh học chỉ mang giá trị văn hóa - tinh thần. Nhưng lại có mối tương quan với nhau, đó là mối quan hệ lịch sử, khái niệm và phân tách khoa học - huyền học, ngoài ra Thiên văn học là tiền thân lịch sử của Chiêm tinh học. Ngày nay, tuy không còn liên quan về mặt học thuật, thiên văn học vẫn cung cấp dữ liệu nền cho chiêm tinh học trong việc lập bản đồ sao.

2.1 Nguồn gốc chung
  • Cả Thiên văn học và Chiêm tinh học cùng bắt nguồn từ thời cổ đại, khi con người bắt đầu quan sát bầu trời để dự đoán mùa màng, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên (Thiên văn học) và dựa vào đó để dự đoán vận mệnh, tính cách của con người theo vị trí các thiên thể (Chiêm tinh học).
  • Ở Ai Cập, Babylon, Trung Quốc và Ấn Độ, việc theo dõi Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh và chòm sao vừa phục vụ mục đích khoa học lẫn tâm linh.
2.2 Phân biệt theo mục đích và phương pháp
Nội dung
Thiên văn học
Chiêm tinh học
Bản chất
Khoa học thực nghiệm, có cơ sở thực nghiệm và toán học
Ngụy khoa học, huyền học dựa trên niềm tin và biểu tượng
Mục đích
Tìm hiểu về nguồn gốc vũ trụ, thiên thể
Dự đoán tính cách và vận mệnh
Công cụ sử dụng
Kính thiên văn, máy tính, phương trình vật lý
Bản đồ sao, 12 cung hoàng đạo, ngày sinh…
Cơ sở
Quan sát và kiểm chứng khoa học
Giả định tượng trưng, không thể kiểm chứng


2.3 Sự tách biệt và điểm giao nhau hạn chế
  • Từ trước thế kỷ 17, Thiên văn học và Chiêm tinh học luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, nhiều nhà thiên văn học cũng đã từng hành nghề Chiêm tinh như: Kepler và Galileo. Nhưng từ sau cuộc cách mạng khoa học bùng nổ, Thiên văn học được phát triển dựa trên các cơ sở toán học, vật lý có tính khoa học thuyết phục hơn, được xem là khoa học chính thống. Còn Chiêm tinh học bị loại khỏi khoa học vì thiếu bằng chứng thực nghiệm.
  • Tuy đã bị loại khỏi cuộc đua khoa học nhưng Chiêm tinh học và Thiên văn học vẫn có điểm giao nhau một cách hạn chế. Những thông tin từ dữ liệu thiên văn luôn có tính chính xác nên chiêm tinh học sẽ dựa vào: ngày, giờ sinh, vị trí Mặt Trời - Mặt Trăng - các hành tinh, các chòm sao hoàng đạo… để dự đoán, nhưng ý nghĩa mà chiêm tinh học gán cho các hành tinh hay chòm sao hoàn toàn không mang tính khoa học.
Source: Tổng hợp
P.S: MN12CS
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: nameansmore